Đặc sản Sài Gòn mang về làm quà

Bài viết này sẽ chia sẻ cho bạn những đặc sản Sài Gòn mang về làm quà cho người thân, bạn bè. Vừa thể hiện sự trân trọng, lịch sự, gắn kết cũng như mang đến những ý nghĩa lớn lao.

Trước hết bạn cần hiểu đặc sản sài gòn là gì? Là những món ăn, đồ uống thậm chí là hoa quả... bất cứ thứ gì thể hiện được một nét đặc trưng của mảnh đất này và nó phải được sự công nhận của con người trải qua một thời gian dài. Chúng ta sẽ đi chi tiết nhé.

1. Bánh kẹo đặc sản sài gòn

a, Bánh Pía.

Một trong những món ăn ngon nức tiếng của mảnh đất Sài Gòn. Đây có thể xem là một trong những đặc sản ăn vặt Sài Gòn độc đáo nhất. Không chỉ thích hợp với những cặp đôi hẹn hò đường phố mà còn dùng để làm quà biếu đầy ý nghĩa.

PÍA không chỉ nổi tiếng bởi sự ngọt ngào mà nó còn mang một ý nghĩa vô cùng lớn lao. Để hiểu thêm, bạn có thể tham khảo tại đây nhé.

b. Bánh dừa nướng



c. Cơm cháy TP.HCM

Chắc hẳn bạn đã từng nghe cơm cháy Ninh Bình, cơm cháy Thanh Hóa ngon nức lòng.... Tuy nhiên, tại sài gòn bạn hoàn toàn có thể thưởng thức món cơm cháy TPHCM để cảm nhận sự giòn tan kết hợp với vị cay nhẹ, độ ngậy của hạt cơm... chắc chắn sẽ mang lại cho bạn 1 cảm giác lạ. 

Cơm cháy TPHCM bạn có thể sử dụng mọi lúc mọi nơi, có thể xem đây là món ăn vặt cũng được hay cũng là 1 bữa sáng lý tưởng cho ngày dài năng động. 

Ngoài ra, không thể kể đến: Trà phú long, cá dứa 1 nắng của Cần Giờ, mủ trôm thiên nhiên nguyên chất, hạt đười ươi, hạt é, bò 1 nắng, nai 1 nắng...

2. Hoa quả đặc sản sài gòn

a. "Cóc ổi mía ghim"

Chẳng đứa trẻ nào lớn lên dưới cái nắng oi ả của Sài Gòn mà không ăn qua "cóc ổi mía ghim". Ai chẳng nhớ những ngày tuổi thơ, lang thang trước cổng trường sau giờ học? Những xiên "cóc ổi mía ghim" được bày bán lấp lánh như nắng lúc nào cũng tỏa ra một sức hút mãnh liệt, trở thành món quà vặt quen thuộc với bất cứ đứa trẻ nào. Cái món đơn sơ, giản dị đến... bình thường ấy có một sức sống dai dẳng đáng ngạc nhiên, vắt từ thập kỷ này qua thập kỷ khác, là món ăn yêu thích của cả thế hệ ông bà. Chẳng ai nhớ được "cóc ổi mía ghim" có từ lúc nào, nhưng theo vài người lớn tuổi và sống lâu năm ở Sài Gòn cho biết, từ trước Giải phóng đã thấy nhiều hàng thế này được bày bán ở khắp các chợ và trên nhiều con phố. 

"Ngày xưa người ta chỉ bán có 3 món đó là cóc, ổi và mía chặt khúc thôi. Thời đấy mấy quả cóc, quả ổi không có bỏ bọc, xếp túi như bây giờ, mà là được ghim vào những đoạn tre rồi xếp chồng lên nhau, nên vì thế mà người ta hay gọi đó là hàng "cóc ổi mía ghim" mãi cho đến tận bây giờ" - một người bán "cóc ổi mía ghim" lâu năm ở đường Trần Hưng Đạo cho biết như thế.


Nhưng đấy là chuyện ngày xưa thôi, bây giờ, "cóc ổi mía ghim" đã chẳng còn là "cóc ổi mía ghim" nữa. Nhịp sống hiện đại khiến người ta muốn cái gì đó mới mẻ hơn, nhiều hương vị hơn. Thế nên nào là dứa, xoài, nào dưa hấu..vv.. đều được mang ra"ghim" hết lại. Nhưng quan trọng là, bây giờ trái cây đã được người bán chú ý bảo quản tốt hơn, để luôn giữ được độ tươi mọng, ngon giòn dưới ánh nắng thiêu đốt của Sài Gòn. 


b. Cóc xẻ

Cóc là thứ quả phổ biến, ngoài Bắc hay trong Nam đều có rất nhiều. Nhưng người Sài Gòn lại thích ăn cóc sống hơn cóc chín. Cái vị chua dôn dốt, cái dai dai, giòn giòn, cái ngọt dịu vương vẩn đầu lưỡi của trái cóc sống có thể kết hợp với nhiều loại nước chấm như mắm đường, mắm ruốc, muối ớt, muối tôm... Ăn vào vừa chua nhíu mắt, vừa cay xé lưỡi, chỉ nghĩ đến thôi đã đủ để cánh con gái ứa nước miếng rồi. 


Người Sài Gòn cũng khéo làm món cóc trở nên bắt mắt hơn. Thay vì bổ dọc trái cau, người ta cắt nhỏ thành từng miếng vàng rộm óng ả, đóng trong hộp nhựa vừa sạch lại vừa nhiều, và đặt cạnh là cơ man các loại muối ớt, muối tôm để người mua tùy chọn. Sắc vàng óng của cóc, màu cam đỏ màu mỡ của muối, tất cả tạo thành một sự kết hợp khăng khít, hài hòa, tựa như cái chua của cóc quyện với cái cay mặn của muối ớt, muối tôm. Ấy mà chưa kể, cứ mỗi lần vô tình chạy xe qua hàng cóc là mùi hương thoang thoảng của cóc cứ cố kéo ta quay lại, cái mùi hương vừa ngọt ngào, nồng hậu, vừa bình dị và thanh tao. 



c. Quả xay

Cũng giống với hàng "cóc ổi mía ghim", quả xay rừng đen, có vị chua chua, ngọt ngọt này đã từng là ký ức thời học sinh của rất nhiều người Sài Gòn.

Loại quả này lạ từ bên trong cho đến bên ngoài. Vỏ bọc màu đen và mềm mịn như phủ một lớp nhung, bên trong phần thịt lại tơi xốp, vừa bỏ vào miệng như thể tan ngay dính lấy lưỡi, nhưng phần hạt thì lại vô cùng cứng và chắc như đá. 

Trước đây quả xay được bán nhiều hơn bây giờ rất nhiều, đặc biệt là ở trong lẫn ngoài trường học. "Hồi xưa mình đi học là đạo món này. Lúc đó có 500 đồng 1 bịch nhỏ xíu chừng hơn chục trái, mình hay mua trong căn tin ở trường rồi ra ngoài nhâm nhi với mấy đứa bạn. Khổ nhất là những lúc đầu mùa với cuối mùa quả hay bị sâu hoặc sượng. Có khi mua nguyên bịch chỉ ăn được có vài trái, còn lại phải bỏ hết nhưng vì vị của nó rất ngon, có chua có ngọt nên ăn hoài không thấy chán" - một bạn tên Nguyên (22 tuổi) chia sẻ.

Tuy nhiên để ăn được quả này thì hơi bị mất thời gian, vì một năm xay chỉ rộ lên 1 mùa duy nhất đó là vào khoảng tháng 7 đến tháng 9 dương lịch. Đến khi hết mùa thì gần như chẳng còn ai bán. Và cũng vì 1 năm chỉ có 1 mùa, nên giá của chúng bây giờ cũng khá cao, từ khoảng 150.000 đến gần 500.000 đồng/kg.



Để xem thêm những hoa quả khác, mời bạn vào đây.


3. quà sài gòn cho người hà nội

a. Muối tôm Tây Ninh

Tỉnh Tây Ninh không chỉ được biết đến là mảnh đất tâm linh của người miền nam Việt nam với Tòa thánh đạo Cao Đài và những đền chùa linh thiêng nằm trên núi Bà Đen sừng sững mà còn nổi tiếng với bánh tráng Trảng Bàng, mãng cầu và đặc biệt nhất là muối tôm Tây Ninh.

Loại muối đặc biệt này được làm từ nhiều loại nguyên liệu như tôm, tỏi, cải đỏ, muối, ớt, bột nêm. Tất cả được xay đều, sau đó được rang và phơi cho dậy mùi. Tuy người ta thường quen ăn trái cây chấm muối tôm nhưng thật ra ngoài loại muối thường được chấm trái cây thì còn có loại muối dùng để chấm thịt luộc hoặc loại muối dùng để ướp các món ăn. 


b. Mật ong Phan Rang

Phan Rang thường được gọi đùa là “gió như phan, nắng như rang” vì nắng và gió nơi đây đã trở thành một hình ảnh gắn liền với thiên nhiên khắc nghiệt của miền trung. Miền đất này nổi tiếng với táo và nho, đặc biệt là rượu nho, hay còn gọi là mật nho mang hương vị nồng nàn rất riêng. Cho một ít đá lạnh vào mật nho là bạn đã có ngay một món giải khát siêu ngon rồi. Vì vậy, danh sách những món quà mang ra Hà Nội cũng nên được bổ sung loại nước giải khát hấp dẫn này. 



c. Hạt bàng côn đảo

Nếu có điều kiện ra thăm Côn Đảo trời xanh, mây trắng và mênh mông sóng nước thì khi đi về, bạn nhớ mang theo món quà nhỏ là hạt bàng Côn Đảo rang muối hoặc làm mứt. Hạt bàng Côn Đảo có mùi thơm, vị vừa ngọt vừa mặn, vừa bùi vừa béo khá lạ miệng. Những con đường với hàng cây bàng nhiều năm tuổi mang vẻ đẹp hoang sơ nhưng quyết rũ khó tả, tiếng sóng biển rì rào như một bản nhạc du dương không dứt và những hạt bàng rang béo ngậy là những món quà vô giá mà thiên thiên ban tặng cho hòn đảo xinh đẹp này.



d. Mắm chua Vĩnh Hưng Bạc Liêu

Bên cạnh tháp cổ, tỉnh Bạc Liêu còn rất nổi tiếng với món mắm chua đặc trưng làm từ nhiều loại cá khác nhau như cá sặc, cá rô hay cá lóc nhỏ. Mắm chua có mùi rất thơm, con cá còn giữ nguyên hình dạng nhưng toàn bộ xương đã mềm. Khác với mắm cá thường cần một khoảng thời gian khá dài để lên men, mắm chua chỉ cần 10 – 15 ngày là dùng được. Nếu ăn không hết bạn còn có thể bỏ vô tủ lạnh để dùng dần mà không sợ bị hư. 

Xem đầy đủ hơn tại đây.
Share on Google Plus

About Unknown

    Blogger Comment
    Facebook Comment

0 nhận xét:

Đăng nhận xét