Cách ăn mù tạt không bị sặc không bị nồng.

Qua bài viết này bạn sẽ biết cách ăn mù tạt không bị sặc và không bị nồng.

Mù tạt là một những gia vị được ưa chuộng trong nhà bếp vừa giúp tăng hương vị cho những món ăn mà còn là vị thuốc từ thiên nhiên chữa trị các triệu chứng bệnh như cảm cúm và các bệnh liên quan đến đường hô hấp khác. Tuy nhiên, không phải ai cũng biết ăn món gia vị dễ gây nồng hoặc sặc “lên tận não” này đâu nhé. Nếu bạn chưa biết cách ăn mù tạt, lần đầu muốn thử hương vị mù tạt, hãy cùng mình chia sẻ ngay bí quyết ăn mù tạt ngon đúng điệu mà không lo bị nồng sau đây nhé!

Cách ăn mù tạt không bị sặc, nồng

1. Cách ăn mù tạt không bị sặc


Để giải quyết được vấn đề đó, bạn cần biết trước mù tạt làm từ nguyên liệu gì? Để biết thông tin này, mời bạn click vào đây.

Khi bạn chưa quen, hãy ăn mù tạt từng chút một thôi. Khi ăn cùng sushi hay các món khác, bạn hãy pha hoặc tẩm vừa phải.

khi ăn có mù tạt, nếu bạn sợ bị nồng, thì đừng bao giờ ngậm miệng kín, mà hãy mở miệng ra, có tư thế hơi ngẩng đầu lên để mùi nồng không bốc vào hốc mũi thì không bị nồng.

Khi ăn mù tạt, các bạn nên vừa ăn vừa thở bằng miệng thì sẽ không bị nồng, ăn mù tạt mà ăn “chúm chím, e thẹn” thì… các bạn không nên thử.

Để làm quen, các bạn có thể pha mù tạt với xì dầu để dễ ăn hơn nhé.

Còn nếu khi ăn thử mà bị nồng quá, hãy hít thật sâu bằng mũi vài lần sẽ hết thôi. Có một sự thật là, khi ăn mù tạt, cảm giác cảm giác xông lên mũi rất tuyệt, cảm giác riêng về hương vị thì thấy món ăn rất đã vì mù tạt tạo hương vị mà không gia vị nào đem lại được. Vì thế, các bạn đừng sợ độ nồng của mù tạt nhé! Thử ăn thôi. Mình đang lo là các bạn ăn vài lần sẽ nghiện luôn mù tạt ấy.

2  Pha hoặc chấm vừa phải


Hầu hết các loại mù tạt đều dễ gây nồng và sặc do đó khi mới bắt đầu làm quen bạn nên pha thật loãng hoặc ở độ vừa phải, đừng quá đặc sẽ khiến độ nồng của nó càng mạnh hơn, có khi “sặc lên tận não”.


Khi ăn cùng món sushi hay những món khác bạn nên chấm ở mức vừa phải, ăn từng chút một để cảm nhận được độ ngon và tránh hiện tượng gây nồng do mù tạt gây ra.

3. Mở miệng khi ăn


Cách thứ hai đó chính là nếu bạn sợ bị nồng thì đừng bao giờ ăn mù tạt khi ngậm kín miệng hoặc “chúm chím, e thẹn”. Bí quyết ở đây là hãy mở miệng ra, nếu được hãy ngẩng đầu lên để mùi nồng không bốc vào hốc mũi. Nhờ đó khi bạn ăn sẽ không bị nồng mà ngược lại cảm giác sẽ rất ngon.

Hoặc mới bắt đầu làm quen bạn có thể pha mù tạt với nước tương nó sẽ không bị nồng mà vẫn giữ nguyên được hương vị ngon của mù tạt.
Share on Google Plus

About Unknown

    Blogger Comment
    Facebook Comment

0 nhận xét:

Đăng nhận xét